Hôm nay là một ngày đẹp trời các bạn nhỉ?
Và tôi vừa đọc xong một mẫu tin trên một trang báo mạng mà nội dung của
bài viết là một câu chuyện để lại trong tôi một bài học rất đậm. Một bài học
khi nhìn nhận những sự việc xung quanh mình – khi nhìn mọi thứ bởi một góc độ khác, bạn sẽ thấy
mọi việc không nghiêm trọng như bạn đã nghĩ.
(link:
http://kul.vn/doi-song/cai-ket-bat-ngo-sau-20-nam-cua-cau-be-lua-tien-com-31986.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo
)
Bài viết trên làm tôi nhớ lại ngày
còn đi học, lớp tôi có lần đã xảy ra chuyện này: trong giờ văn – tiết học yêu thích của các “cú đêm”. Ngày đó lớp tôi
được thầy Mến dạy, thầy thì không khó,
không yêu cầu chú ý nghe tất cả những gì thầy nói, chỉ cần bạn ghi đủ bài cho
thầy là được (không cần bạn phải ghi chép trên lớp, bạn có thể mượn tập
chép lại hoặc dưới hình thức nào đó bạn có bài trong quyển tập của chính bạn).
Lý do của việc đó là khi bạn chép, bạn đã tự học 1 lần – theo những gì thầy
nói thì điều đó trở thành quy tắc bất biến đối với học trò của thầy. Để duy trì
cũng như kiểm tra việc học trò chúng tôi có “trốn” bài hay không, thầy luôn
dành chút thời gian vào tiết cuối tháng để kiểm tra tập lũ học trò mà thầy
“ghim mặt”.
Lần đó, bạn Nam lớp tôi bị “tra trúng sổ tử thần”. Chắc hẳn bạn cũng đoán
được chuyện gì đã xảy ra rồi đấy: anh bạn tôi nhanh nhẹn
đứng lên, bước ra khỏi chỗ thật dứt khoát, dáng đi hùng dũng, hiên ngang từ cuối
lớp lên bàn giáo viên như một mãnh tướng chuẩn bị xuất chinh.
Và kết lại màn chào đầu là câu nói xanh rờn: “dạ, e quên tập ở nhà!”.Thầy tôi thì nhẹ nhàng lắm, thầy không la
gì, thầy yêu cầu về nhà lấy dùm thầy và 15 phút sau quay lại.
Cậu bạn tôi, vẫn
dáng đi oai vệ ra khỏi lớp, nhưng không về nhà mà ngồi hẵn ghế đá trước lớp và
nhờ bạn gần cửa sổ cho mượn quyển tập. Đang ngồi chép khí thế thì thầy bước ra
và kế hoạch tẩu thoát xem như thất bại.
Thầy giận! Mặt bừng bừng sát khí bởi đứa học trò khó bảo. Chúng tôi đã trầm trồ với nhau: phen này Nam “chết” chắc. Nhưng không thể tưởng là chẵng chuyện gì xãy ra cả. Thầy tôi chỉ gọi cậu bạn vào lớp, giọng vẫn nhẹ nhàng như mọi khi rồi tra rõ lý do việc đang diễn ra. Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói đó: “Thưa thầy, e không thích học, nên em không chép bài, em cũng không học bài gì hết!!!”. Thầy và bọn chúng tôi đăm chiêu nhìn nhau bởi lẽ Nam là đứa không đến nỗi gọi là biếng học. Thế nhưng lúc ấy lại cất lên những lời lẽ chán chường như vậy.
Bạn biết đấy, không một thầy cô nào có thể chấp nhận việc học trò nói dối
rằng quên tập, lại còn tỉnh tò ngoài lớp chép đối phó thế kia lại còn bật ra những
lời mà nếu cóthì cũng không nên nói như thế. Vậy mà lúc đó thầy tôi chẳng ngỡ
ngàng mà lại ôn tồn nói: “Tại sao em đến
lớp? Em muốn mình sẽ thành người như thế nào? Em muốn làm việc gì trong tương
lai? Em có muốn sống hạnh phúc không? Em có muốn cuộc sống không phải lo nghĩ
xem ngày mai em sẽ làm gì nuôi mình không? Em định sống bám vào gia đình đến
bao giờ đây? Em có nghĩ đến chuyện nếu cứ tiếp tục thế này thì cuộc đời em sẽ
đi về đâu không? Thầy biết em không
phải là đứa chán ghét chuyện học; tuy không phải là đứa ngoan nhất lớp nhưng là
đứa chững chạc nhất lớp. Thầy luôn
tin tưởng e sẽ không làm thầy thất vọng. Thầy biết mỗi đứa đều có ước mơ của
mình, đứa nào cũng mong muốn những việc làm tốt. Cũng đến lúc mấy đứa tập sống tự lập là vừa; bây giờ thầy cô còn la
còn nhắc nhở là còn thương, sau này ra đờikhông ai nói với mấy đứa nhữngđiềunhư
vậy nữa đâu. Em học hay không người ta không quan tâm,
em sống thế nào người ta cũng mặc. Họ không rảnh đâu mà lo cho em, họ còn cuộc
sống của họ nữa các em à. Tự lo cho mình ngay từ bây giờ đi mấy đứa. Thầy không
thể cứ nhắc nhở hay la mắng hoài đượcvà cũng khôngở sát bên mấy đứa mãi mãi được.
Thầy biết em nào cũng giỏi, không ở lĩnh
vực này cũng ở lĩnh vực khác các em ạ. Không nhứt thiết phải học sau này mới
có tiền mà sống. Nhưng chỉ có học em mới nhẹ nhàng mai sau. Thầy tin tưởng học trò thầy sau này sẽ
thành công… Con đường tương lai trong tay các em, thầy không thể quyết định
thay các em được, hãy lựa chọn hướng đi của mình, làm việc các em muốn nhưng
hãy nhớ các em đã lớn rồi, nên hành động và suy nghĩ như những người có trách
nhiệm, trách nhiệm với cuộc sống của chính mình và những việc mình làm. Đừng
để “sai một li đi một dặm” rồi lại hối hận.”
Thầy tôi là vậy đó, mỗi lần nói là bọn tôi phải ngộ ra cái gì đó. Dù là
gì thì trong tôi vẫn luôn là sự tin tưởng của thầy, sự tin tưởng tôi dành cho
chính mình.
Cậu bạn tôi sau ngày đó đã bắt đầu chuyển biến tốt: không còn ngủ gật,
hay quậy phá. Cậu ấy như được tưới cho nguồn sống mới, sống tích cực với ước mơ
và giờ đây những điều thầy tôi nói đã thành sự thật: con người mà thầy tôi thấy
trong Nam đã sống dậy, hùng dũng và vô cùng mạnh mẽ để chứng minh cho sự tin tưởng
của thầy - 1 điều luôn hiện hữuvà giúp cậu ấy quay về với chính mình mỗi khi lạc
lối.
Quay lại với câu chuyện câu bài báo,
câu nói của anh thanh niên : “Mua như vậy thì không đủ ăn đâu! Em cứ lấy cơm đi, phần còn thiếu sau
này hãy trả.” – điều đã
làm cậu bé quay đầu lại với bản ngã của mình, tránh xa những điều tha hóa trong
xã hội tương tự những gì thầy tôi đã tin tưởng ở chúng tôi – một thiên lương
trong sáng, một con người sống bằng chính đôi tay và khối óc của mình.
Nếu đặt câu hỏi ngày xưa,
anh thanh niên thẳng tay đánh câu bé thì chuyện gì sẽ xãy ra nhỉ? phải chăng đó là một
hành động đẩy con người vốn cùng cực vào ngõ bế tắc. Đẩy một con người với phần
thiên lương còn chưa được đánh thức vào chốn tận cùng của xã hội. Để sau đó
không phải là một thầy giáo như ngày nay mà là một tên đầu gấu, nghiện ngập, là
thành phần xã hội xa lánh.
Tôi thật biết ơn khi ngày đó anh thanh
niên kia đã cho cậu bé một cơ hội vàng như vậy. Một cơ hội để quay lại với phần
người vốn có của mình. Một cơ hội để cậu né xa điều xấu và tiến về mảng sáng
của xã hội.
Thưa
các bạn, trong con người chúng ta đều có phần con và phần người, hai phần gắng
bó hỗ trợ nhau. Thế nhưng nhìn nhận một hành vi ở chiều
hướng người, bạn sẽ thấy muôn vàn điều tốt đẹp. Hành động xấu chưa hẳn vì
người đó xấu, nhìn góc bên khác của sự việc bạn sẽ thấy ngay hướng giải quyết
cho tất cả những vướng bận của mình.
Hãy như anh thanh niên kia hoặc người thầy dạy Văn của tôi và mở ra những
cánh cửa thay đổi con người bạn và những ai xung quanh bạn.
Đừng vì một định kiến hay việc làm nào đó không tốt mà vùi dập một mầm xanh đang
cố vương lên giành lấy sự sống trong cuộc đời. Hãy xem mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào nếu
bạn cho chính mình và mọi người xung quanh mình cơ hội thay đổi nhé !!!
Ngô Thị Bích Phượng , N2 - K20
THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh
Nhận xét
Đăng nhận xét